Phân loại sơn theo mục đích sử dụng
Theo mục đích sử dụng, sơn được phân thành các loại sau:
– Sơn trang trí, gồm có: nội thất và ngoại thất.
– Sơn bảo vệ, gồm có: chống thấm, chống gỉ, chống ăn mòn, chống hà, chịu va đập và chịu mài mòn.
Phân loại sơn theo chất tạo màng
Theo chất tạo màng, sơn được phân thành các hệ như sau:
– Gốc chất tạo màng là vô cơ: Hệ sơn silicat; hệ sơn vôi và hệ sơn xi măng.
– Gốc chất tạo màng là hữu cơ: Hệ sơn acrylic; hệ sơn alkyd; hệ sơn amin; hệ sơn bi tum; hệ sơn cao su; hệ sơn clovinyl; hệ sơn dầu; hệ sơn epoxy; hệ sơn fenolfocmanđehýt; hệ sơn hổ phách, cánh kiến và tùng dương; hệ sơn nitrôxenlulô; hệ sơn polyester; hệ sơn polyuretan; hệ sơn silicon và hệ sơn vinil.
MỘT SỐ LOẠI SƠN EPOXY TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
1. Sơn Epoxy gốc dầu
Sơn epoxy gốc dầu là hệ sơn epoxy 2 thành phần,được hình thành bởi hệ gốc dầu nên trong quá trình sử dụng cần có dung môi để pha sơn, tỷ lệ pha sơn epoxy từ 5% đến 10% tùy thuộc vào đặc điểm từng hệ sơn.
* Ưu điểm:
+ Khả năng chống chịu lực và mài mòn tốt
+ Bám dính tốt, tạo màng sơn liền mạch
+ Giá thành rẻ
+ Độ bóng cao
+ Chống bám bụi và dễ dàng vệ sinh
* Ứng dụng:
+ Bảo vệ và trang trí bề mặt sắt, thép, thép mạ kẽm,…
+ Nền bê tông, nhà xưởng
+ Kết cấu nhà xưởng
2. Sơn Epoxy gốc nước
Là sơn epoxy 2 thành phần sử dụng nước làm dung môi. Chuyên dung để sơn phủ trực tiếp lên các bề mặt bê tông, kim loại, hợp kim nhằm bảo vệ và tang cường các tính năng tốt cho bề mặt.
* Ưu điểm:
+ Ít độc hại, thân thiện với môi trường
+ Thi công nhanh chóng
+ Chống bám bụi và dễ dàng vệ sinh
+ Phù hợp với môi trường có độ ẩm cao
* Ứng dụng:
+ Sử dụng vào các khu vực và bề mặt sàn nhà có yếu tố vệ sinh như: dược phẩm, thực phẩm, khu vực chế biến
3. Sơn chống hà tàu biển
Là loại sơn epoxy 2 thành phần được đặc chế và sản xuất chuyên dùng để sơn cho phần đáy tàu để chống hiện tượng hà bám vào phần dưới, trên mớm nước và đáy tàu của tất cả các tàu thuyền bao gồm cả tàu gỗ và tàu sắt.
4. Sơn Epoxy chống thấm
Đây là một chất tạo màng liên tục gồm 2 loại sơn là sơn lót epoxy chống thấm và sơn phủ
Khả năng chống nước cao, bám dính tốt
Tính đàn hồi và giãn nở cao
Ứng dụng cho hồ nước thải, hồ nước sinh hoạt…
5. Sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là một công nghệ sơn phổ biến hiện nay, công nghệ này sử dụng nguyên lý điện từ để màng sơn bám dính tốt hơn vào bề mặt kim loại được sơn.
Công nghệ sơn tĩnh điện chỉ thích hợp cho các vật liệu kim loại có tính dẫn điện như sắt, thép. Vì được thực hiện bằng cách cho bột sơn mang điện tích dương, còn bề mặt kim loại mang điện tích âm. Khi sơn, các điện tích dương (+) gặp điện tích âm (-) sẽ liên kế vào với nhau theo nguyên lý dòng điện khiến lớp sơn gắn chặt, đồng đều khắp bề mặt kim loại.
Các khung ghế xếp, khung võng, chân bàn, bếp ga, khung cửa sổ, cửa xếp, cổng, hàng rào, các dây truyền sản xuất, quạt công nghiệp, máy móc